Đăng ký email

Tư vấn miễn phí

Online 1
Online 2

Thống kê

quangvu.net Online: 2

quangvu.net Today: 73

quangvu.net Yesterday: 1,030

quangvu.net Total: 1,167,558

Quảng cáo

Luật sư tư vấn, luật sư tranh tụng, luật sư dân sự, luật sư hôn nhân gia đìnhhttp://luatsupro.com

FAQs

Câu hỏi 1: Quy trình xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải

Trả lời:

* Người sử dụng lao động áp dụng biện pháp sa thải đối với người lao động, khi người lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

- Bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

- Tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

* Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải: tối đa là 06 tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì tối đa là 12 tháng

* Khi áp dụng hình thức sa thải, thì phải đảm bảo các yêu cầu như sau:

- Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

- Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;

- Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;

- Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản;

- Người có thẩm quyền xử lý vi phạm kỷ luật lao động là người sử dụng lao động và chỉ được ủy quyền khi người sử dụng lao động đi vắng và phải bằng văn bản;

- Người sử dụng lao động ra quyết định sa thải bằng văn bản và phải gửi quyết định này cho người bị sa thải, Ban chấp hành công đoàn cơ sở và Sở lao động –Thương binh và Xã hội, kèm theo biên bản xử lý kỷ luật.

Câu hỏi 2: Người Việt Nam định cư tại nước ngoài có được mua đất lập vườn không?

Trả lời:

Theo khoản 6, điều 9 Luật đất đai năm 2003 quy định: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư, hoạt động văn hoá, hoạt động khoa học thường xuyên hoặc về sống ổn định tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam giao đất, cho thuê đất, được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở;”

Vì vậy, Người Việt Nam định cư tại nước ngoài không được phép mua đất lập vườn.

Câu hỏi 3: Ông A năm 2014 được 60 tuổi đóng BHXH bắt buộc được 15 năm. Ông A hỏi tôi phải làm thế nào để nhận được tiền hưu trí hàng tháng?

Trả lời:

Hiện tại, ông A chưa đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu trí theo điều 50 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2006: nam đủ 60 tuổi và đủ 20 năm đóng BHXH

Mặt khác, theo khoản 2, điều 70 luật BHXH 2006 quy định: Trường hợp nam đủ sáu mươi tuổi nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá năm năm thì được đóng tiếp cho đến khi đủ hai mươi năm. Do đó, trường hợp của ông A là phù hợp với quy định tại theo khoản 2, điều 70 Luật BHXH 2006 nên ông A được đóng tiếp 5 năm bảo hiểm xã hội để đủ 20 năm và làm thủ tục nhận tiền hưu trí hàng tháng.

Câu hỏi 4: Công ty A có ngày nghỉ hàng tuần là ngày chủ nhật. Từ ngày 16/5/2014, B chính thức không làm việc tại công ty. Hỏi trong tháng 5 công ty có phải đóng bảo hiểm xã hội cho B không?

Trả lời:

Căn cứ theo điểm 2.1, khoản 2, điều 54 của phụ lục Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011: “Trường hợp số ngày không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày trở lên trong tháng thì không tính đóng BHXH, BHYT, BHTN của tháng đó”.

Vì vậy trong trường hợp này, B không làm việc và không hưởng tiền lương từ ngày 16/5 – 31/5 là 16 ngày. Vậy công ty A không phải đóng bảo hiểm cho B.

Câu hỏi 5: Chị A đang làm việc tại công ty và sinh con vào ngày 15/5/2014. Chị A tham gia bảo hiểm xã hội từ 5/2013 đến 10/2013 (6 tháng). Từ tháng 11/2013 đến 5/2014 chị A không tham gia BHXH vì xin nghỉ không lương. Hỏi trong trường hợp này chị A có được hưởng chế độ thai sản khi sinh con không?

Trả lời:

Thời gian được tính từ lúc chị A tham gia BHXH đến lúc chị A sinh con: từ tháng 5/2013 đến ngày 15/5/2014.

Căn cứ khoản 1, mục II thông tư  03/2007/TT-BLĐTBXH: Trường hợp sinh con từ ngày 15 trở đi của tháng, thì tháng sinh con được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Vì chị A sinh con vào ngày 15/5 nên căn cứ vào quy định trên thì tháng 5/2014 được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con, vậy thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 06/2013 đến hết tháng 05/2013, và trong thời gian này chị A chỉ có 5 tháng tham gia BHXH nên không được hưởng chế độ thai sản, căn cứ theo mục II thông tư  03/2007/TT-BLĐTBXH: Lao động nữ sinh con phải đóng bảo hiểm xã hội từ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Câu hỏi 6: Tiền lương thực lãnh công ty A trả lương cho anh B là 20 triệu/tháng, nhưng mức tiền lương Công ty đóng BHXH cho anh B chỉ 5 triệu/tháng, như vậy Công ty A có sai quy định của BLLD và Luật BHXH hiện hành hay không?

Trả lời:

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 90 quy định: “…Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định...

Căn cứ Khoản 2, Điều 5 quy định: “Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương, tiền công của người lao động

Từ 2 căn cứ trên cho thấy: mức lương đóng BHXH bắt buộc bao gồm mức lương theo công việc + phụ cấp lương.

Do đó công ty A trả lương cho anh B là 20 triệu /tháng nhưng công ty A chỉ đóng BHXH cho anh B với mức lương 5 triệu đồng /tháng là sai với quy định của pháp luật hiện hành.

Câu hỏi 7: Trong hợp đồng lao động, người sử dụng lao động muốn đưa vào điều khoản: “Đối với lao động nữ, trong vòng 02 năm vào làm việc tại Công ty không được có con”, như vậy có được không và có phù hợp với quy định của pháp luật lao động không?

Trả lời:

Như vậy là không phù hợp với quy định của pháp luật lao động hiện hành, theo quy định tại khoản 1, điều 153, Bộ luật lao động năm 2012 quy định “Bảo đảm quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ”, và khoản 1, 2 của điều 154 Bộ luật lao động năm 2012 thì người sử dụng lao động khi có quyết định liên quan đến quyền và nghĩa vụ của lao động nữ thì phải tham khảo ý kiến của lao động nữ đồng thời bảo đảm thực hiện bình đẳng giới.

Do đó, việc công ty đưa nội dung nêu trên vào hợp đồng lao động là có sự phân biệt và không bảo đảm sự bình đẳng về giới tính, điều này trái với quy định của pháp luật về lao động.

Câu hỏi 8: Để trống tên mẹ khi làm khai sinh cho con được hay không?

Trả lời:

Căn cứ Điểm a, Khoản 4, mục II Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/06/2008 của Bộ tư pháp, quy định như sau: "4. Đăng ký việc nhận cha, mẹ, con a) Trong trường hợp cha, mẹ của trẻ chung sống với nhau như vợ chồng, nhưng không đăng ký kết hôn, người mẹ để con lại cho người cha và bỏ đi không xác định được địa chỉ, thì khi người cha làm thủ tục nhận con, không cần phải có ý kiến của người mẹ. Khi đăng ký khai sinh, phần ghi về người mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh được ghi theo Giấy chứng sinh. Trường hợp không có Giấy chứng sinh, thì ghi theo lời khai của người cha; nếu người cha không khai về người mẹ, thì để trống."

Như vậy, trong trường hợp không có giấy chứng sinh, và người cha không khai về người mẹ thì thông tin người mẹ được bỏ trống.