Đăng ký email

Tư vấn miễn phí

Online 1
Online 2

Thống kê

quangvu.net Online: 1

quangvu.net Today: 71

quangvu.net Yesterday: 78

quangvu.net Total: 1,163,688

Quảng cáo

Luật sư tư vấn, luật sư tranh tụng, luật sư dân sự, luật sư hôn nhân gia đìnhhttp://luatsupro.com

Chuẩn mực đạo đức Người Luật sư

Số lần xem: 8,829 Ngày đăng: 16/12/2018 14:30:22

Trong xã hội hiện đại như ngày nay, nghề luật sư là một nghề có truyền thống cao quý, gắn liền với số phận pháp lý của con người, mang nhiều lợi ích cho mọi người và xã hội.

Người luật sư đã và đang tham gia một cách tích cực, hiệu quả vào việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền cũng như lợi ích hợp pháp của người dân, của các tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội của Nhà nước, xây dựng nền tư pháp dân chủ và pháp quyền. Đó cũng là lý do khiến nhiều người lựa chọn và yêu thích nghề luật sư, làm cái nghiệp cho cuộc đời mình cũng như mong muốn thành công với nghề luật sư của mình.

Cũng giống như sông có nguồn - cây có gốc, đạo đức nghề nghiệp có ý nghĩa là nguồn, là gốc, là nền tảng cơ bản của nghề luật sư. Không có đạo đức nghề nghiệp, nghề luật sư không thể tồn tại, phát triển. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân và tự chịu trách nhiệm cá nhân về uy tín nghề nghiệp của mình, với mục tiêu phụng sự công lý, tôn trọng và dựa trên pháp luật thì trước hết phải xuất phát từ một nền tảng đạo đức. Nếu không xuất phát từ nền tảng này thì luật sư khó có thể có ý thức tôn trọng và tuân thủ pháp luật khi hành nghề.

Đặc thù của nghề luật sư là một nghề có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội và nhiều khả năng phát sinh các vấn đề đạo đức và cách ứng xử. Bên cạnh đó, nghề luật sư cũng được coi là một nghề khá nguy hiểm. Trong trường hợp người luật sư bào chữa cho bị cáo trong một số vụ án bị dư luận xã hội lên án đôi khi phải đối diện với cái nhìn không thiện cảm, nhưng lời chỉ trích lên án của xã hội, thậm chí bị đe dọa tính mạng bởi những người thân của nạn nhân. Trong hoàn cảnh và tình thế như vậy, đòi hỏi người luật sư phải có bản lĩnh và sự tỉnh táo, bình tĩnh để có những lý lẽ đúng đắn và chính xác để bào chữa cho bị cáo. Người luật sư phải hiểu được mục đích việc bào chữa của mình là nhằm bảo vệ tính nhân văn và quyền lợi hợp pháp của con người mặc dù người đó là tội phạm. Cùng với quá trình đấu tranh với các yếu tố bên ngoài, mỗi ngưới luật sư còn có sự đấu tranh gay gắt với tư tưởng bên trong để giữ cho mình cái tâm nghề nghiệp cao quý và trong sáng, để có thể tránh xa những cám dỗ của xã hội.

Do vậy, việc tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp của luật sư có ý nghĩa rất quan trọng trong việc duy trì và nâng cao uy tín của nghề luật sư.

Jolie Trần