Luật sư tư vấn pháp luật về tranh chấp hợp đồng thương mại
Số lần xem: 13,619 Ngày đăng: 23/12/2014 14:28:36
Theo pháp luật Thương mại Việt Nam thì hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.Các bên tham gia thông qua hợp đồng thương mại, đó là hình thức pháp lý của hành vi thương mại, là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên (ít nhất một trong các bên phải là thương nhân hoặc các chủ thể có tư cách thương nhân) nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động thương mại.
Luật sư Apolo sẽ tư vấn và giúp quý khách soạn thảo dự thảo hợp đồng trước khi đàm phán, xác định tư cách chủ thể của các bên, tên gọi hợp đồng, căn cứ ký kết hợp đồng, hiệu lực hợp đồng, phân tích các rủi ro có thể xảy ra, áp dụng các quy định của Incoterms, giao dịch thương mại sẽ áp dụng các điều kiện thương mại quốc tế Ex-Work, FOB,… hay CIF là sẽ có lợi nhất.
Bên cạnh đó, những điều khoản như: định nghĩa, nội dung công việc, tên hàng, chất lượng hàng hoá, số lượng, trọng lượng, giá cả, thanh toán, phạt vi phạm, bất khả kháng, giải quyết tranh chấp,… cũng là những yếu tố không thể thiếu trong hợp đồng thương mại.
Đồng thời Apolo sẽ tư vấn, tham gia cùng khách hàng giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau có mục đích lợi nhuận.
Đưa ra yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại giải quyết các vụ tranh chấp theo quy định của pháp luật hoặc đưa vụ án thương mại ra giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền, công nhận hoặc không công nhận và cho thi hành tại Việt Nam
bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Toà án nước ngoài, công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định kinh doanh, thương mại của Trọng tài nước ngoài.
Vì vậy, luật sư thương mại sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan và giúp quý thương nhân giải quyết những vấn đề mà công ty đang gặp phải.