Đăng ký email

Tư vấn miễn phí

Online 1
Online 2

Thống kê

quangvu.net Online: 2

quangvu.net Today: 28

quangvu.net Yesterday: 1,144

quangvu.net Total: 1,163,568

Quảng cáo

Luật sư tư vấn, luật sư tranh tụng, luật sư dân sự, luật sư hôn nhân gia đìnhhttp://luatsupro.com

Hậu quả của việc sa thải lao động trái pháp luật

Số lần xem: 13,537 Ngày đăng: 16/05/2015 08:03:19

Quan hệ lao động là một trong những loại quan hệ phổ biến nhất trong đời sống xã hội, mọi người, mọi tổ chức khi làm việc với nhau đều dựa vào đó, nó được bền vững, ổn định và phù hợp với quy định của pháp luật hay không, phần lớn phụ thuộc vào việc tuân theo pháp luật lao động của các bên. Trong quá trình quản trị lao động, các công ty, tổ chức được đặt ra Nội quy lao động để người lao động tuân theo, kèm theo đó luật cũng quy định các chế tài để xử lý khi người lao động vi phạm Nội quy lao động, trong đó chế tài xử lý nặng nhất là kỷ luật sa thải.

Tại Điều 126 Bộ luật lao động quy định hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;

3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Và trình tự, thủ tục để xử lý kỷ luật lao động sa thải cũng được quy định tương đối đầy đủ trong Bộ luật lao động.

Tuy nhiên, trong thực tế việc xử lý kỷ luật sa thải của Người sử dụng lao động thường vấp phải một số thiếu sót như quy trình xử lý kỷ luật không đúng, thời hạn xử lý kỷ luật, thành phần cuộc họp xử lý kỷ luật sa thải... trong nhiều trường hợp, mặc dù người lao động đã có hành vi vi phạm đủ để xử lý kỷ luật sa thải, nhưng Quyết định xử lý kỷ luật sa thải của Doanh nghiệp lại trái pháp luật, dẫn đến việc sa thải là không đúng.

Vậy hậu quả của việc đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động do bị kỷ luật sa thải trái pháp luật là gì, quyền lợi của người lao động là gì, nghĩa vụ của người sử dụng lao động sẽ ra sao? Từ khi Bộ luật lao động 2013 đến ngày 01/3/2015 thì vấn đề này vẫn còn bỏ ngõ, chưa có quy định chính thống để giải quyết, chính vì vậy là nhiều trường hợp người lao động khởi kiện đến tòa án đã bị tòa trả lại đơn khởi kiện, Doanh nghiệp tổ chức cũng chưa thấy được hậu quả của việc sa thải trái pháp luật.

Tuy nhiên, Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015  của Chính Phủ, có hiệu lực từ ngày 01/3/2015 đã quy định rõ về việc giải quyết hậu quả của việc kỷ luật sa thải lao động trái pháp luật, theo Nghị định này thì : Trường hợp kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải trái pháp luật thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện các quy định các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 42 của Bộ luật Lao động.

Tại Điều 42 Bộ luật lao động quy định: 

Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

Như vậy, kể từ ngày 01/3/2015 quyền lợi của người lao động khi bị chấm dứt Hợp đồng lao động do bị Người sử dụng lao động sa thải trái pháp luật sẽ được giải quyết như trường hợp chấm dứt Hợp đồng lao đồng trái pháp luật quy định tại Điều 42 Bộ luật lao động.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức phòng ngừa và tránh được các rủi ro phải bồi thường do ban hành kỷ luật sa thải trái pháp luật nói riêng, cũng như những rủi ro khác trong quá trình quản trị lao động nói chung, Luật sư APOLO cung cấp đầy đủ các dịch vụ pháp lý trong quản trị lao động của doanh nghiệp như soạn thảo và đăng ký nội quy lao động, thỏa ước lao động, các thỏa thuận bảo mật thông tin của doanh nghiệp, các quy chế, quy định khác trong nội bộ doanh nghiệp, tư vấn và ban hành quy trình xử lý kỷ luật lao động, tư vấn và hỗ trợ giải quyết các tranh chấp về lao động của Doanh nghiệp....

Đối với Người lao động, chúng tôi cũng cung cấp dịch vụ tư vấn các vấn đề về lao động nói chung, về kỷ luật lao động sa thải nói riêng...

Vì vậy, khi cần sự hỗ trợ, Quý vị đừng ngần ngại, hãy nhấc máy điện thoại liên lạc với chúng tôi, chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các bạn tốt nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Bài viết liên quan